07:49 ICT Chủ nhật, 08/09/2024

Liên kết website

 

Lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 523

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4654

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3716280

Trang nhất » Tin Tức » Đoàn thanh niên

Tin tức

CHỦ ĐỘNG PHÒNG VÀ CHỐNG DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT TRONG MÙA MƯA

Thứ bảy - 09/06/2018 17:14

Tình hình thời tiết đang chuyển dần vào giai đoạn của mừa mưa, theo dự báo bệnh sốt xuất huyết sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, do bước vào mùa mưa, mật độ côn trùng cũng như tuýp vi rút thay đổi sẽ là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh. Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tính đến ngày 22/5/2018, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 260 bệnh nhân được chẩn đoán, theo dõi điều trị sốt xuất huyết, với số ca mắc dưới 15 tuổi chiếm đa số và bệnh tay - chân - miệng là hơn 100 ca. Các địa phương có ca mắc sốt xuất huyết cao là TP. Sóc Trăng (52 ca), TX. Vĩnh Châu (45 ca), Mỹ Xuyên (42 ca).

          Sốt, đau cơ, đau khớp, xuất huyết dưới da, sốc và có thể tử vong: Đó là công thức kinh điển của sốt xuất huyết, căn bệnh hơn 2,5 tỷ người trên thế giới có nguy cơ mắc phải. Dịch Sốt xuất huyết thường xảy ra theo mùa, dịch bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến cuối năm, cao nhất vào tháng 7, 8, 9 và 10. Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị mắc Sốt xuất huyết.
          1. Nguyên nhân của bệnh:
          - Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút Dengue gây ra và muỗi vằn Acedes Acgypti là trung gian truyền bệnh. Muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virut sang đốt người lành mang bệnh.
          - Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng. Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn trong nhà. Chúng hoạt động hút máu chủ yếu vào ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối.
          - Muỗi vằn đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước như: bể nước, chum vại, giếng, lốp xe, vỏ dừa, bình hoa…vv

          - Vòng đời của muỗi vằn trải qua 4 giai đoạn : trứng, bọ gậy, lăng quăng, muỗi trưởng thành.
         2. Cách lây truyền:
         Sau khi đốt và hút máu người bệnh thì con muỗi đó có khả năng lây bệnh cho người khác khi bị nó đốt và khả năng lây bệnh này kéo dài hết cả cuộc đời của nó.
         3. Triệu chứng của bệnh:
          * Bệnh thường có các dấu hiệu sau:
          - Thể nhẹ: sốt cao đột ngột trên 380 C, kéo dài trong 2-7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội vùng trán, đau sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu phát ban, không kèm theo ho, sổ mũi.
          - Thể nặng bao gồm các dấu hiệu trên và kèm theo:
          * Dấu hiệu xuất huyết: chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng.
          4. Các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết:
          * Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy, lăng quăng:
          - Đậy kín các chum, vại, bể … chứa nước không để cho muỗi đẻ trứng.
          - Thả cá vào tất cả các vật chứa nước trong nhà để ăn bọ gậy.
          - Cọ rửa, thay nước các đồ dùng chứa nước (chum, vại, bể..) 1 tuần 1 lần.
          - Thu gom đồ phế thải quanh nhà như chai lọ vỡ, vỏ dừa, lốp xe…, lật úp các vật thải có chứa nước.
          - Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, thông thoáng để hạn chế muỗi.
          * Phòng tránh muỗi đốt:
          - Mặc áo quần dài tay.     
          - Khi ngủ cần ngủ trong màn kể cả ban ngày.    
          - Cho người bệnh nằm trong màn tránh muỗi đốt.
          - Diệt muỗi bằng hoá chất như phun thuốc, tẩm màn, thắp hương muỗi, dùng  bình xịt diệt muỗi, bôi kem chống muỗi đốt…
           Vì vậy việc phòng ngừa Sốt xuất huyết chủ yếu là từ ý thức của mỗi người chúng ta. khi có dấu hiệu sốt cao đột ngột cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, tư vấn, theo dõi và điều trị kịp thời.          
          Vì sức khỏe của mỗi gia đình và của cả cộng đồng. Nhà trường kêu gọi tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết với khẩu hiệu:

“ Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết!”
 
BCH ĐOÀN TRƯỜNG THPT VĨNH HẢI
 

Tải bài tuyên truyền tại đây.

Tác giả bài viết: Quốc Cang

Nguồn tin: Đoàn trường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới.

Được sử dụng miễn phí không mất tiền.

Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích.

Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích.

Tất cả các ý kiến trên